» Tin tức » Phong thủy

Đặt bàn làm việc như thế nào để hút tài lộc năm Ất Mùi

Nên chọn những loại cây xanh tươi tốt, có nhiều mầm lộc, điều này sẽ gợi đến khả năng phát triển của bạn trong con đường tài lộc. Những loại cây có lá to bản hay hình tròn hơn là những loại có lá sắc, nhọn để tạo cảm giác ôn hòa.giá sách, chậu cây xanh ở phía bên trái bàn làm việc sẽ giúp bạn có thêm 'quý nhân phù trợ.

Nếu bạn đặt giá sách ở phía bên trái cao hơn bàn làm việc thì sự nghiệp của bạn sẽ luôn thăng tiến. Bạn cũng nên sắp xếp tài liệu tại khu vực này thật gọn gàng khoa học, tạo nên một không gian làm việc thật chuyên nghiệp.

Tránh đặt bàn làm việc tại vị trí có phía bên phải tiếp giáp với góc tường. Đồng thời phải luông giữ cho khu vực này được sạch sẽ, không bày vật sắc nhọn...

Đặt thêm một chậu cây xanh trên bàn làm việc vừa giúp bạn thay đổi áp lực môi trường làm việc vừa khiến cho bạn cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt là tạo điều kiện cho đôi mắt nghỉ ngơi.

Cây xanh không chỉ có tác dụng giảm stress mà còn đem đến vận may, vượng khí cho chủ nhân của nó nếu được bố trí đúng vị trí và chọn loại cây phù hợp.
Nên chọn những loại cây xanh tươi tốt, có nhiều mầm lộc, điều này sẽ gợi đến khả năng phát triển của bạn trong con đường tài lộc. Những loại cây có lá to bản hay hình tròn hơn là những loại có lá sắc, nhọn để tạo cảm giác ôn hòa.

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến màu sắc của cây. Nên chọn những loại cây có sắc màu tự nhiên, xanh tốt, đơn sắc để tạo cảm giác tươi tắn cho người đối diện. Đặc biệt, nên chọn loại cây có thể phát triển tốt trong môi trường trong nhà và trồng vào đất, tránh trồng trên nước.

Đông Nam thuộc hành Mộc, do đó, nhiều người cho rằng đây là hướng thích hợp nhất để đặt cây xanh vì nó sẽ giúp sinh ra nhiều vượng khí. Còn bài trí cây cối hướng Bắc (hành Thủy) sẽ giúp sự nghiệp gặp nhiều thuận lợi, may mắn.

Tuy nhiên, theo phong thủy, hướng đặt cây xanh tốt nhất là hướng gần với nguồn nước và ánh sáng. Điều này rất khó có thể thực hiện được trong phòng làm việc vì môi trường này vốn rất khó đón được ánh sáng tự nhiên




Tương Truyền về Tỳ Hưu : Con vật linh thiêng Số Một mang lại may mắn về Tài lộc – Công danh

Chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân

Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường.

Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người” (Trong phim “Tể Tướng lưng gù hoặc Lưu gù (Lưu Dung)” chúng ta đã biết về nhân vật Hòa Thân). Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổi tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.

Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có.h toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.

Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.

Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.

Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.

Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”.

Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.

Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Hồng Kông quan niệm rằng chữ Vương (王) có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc (玉), nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.
Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua.

Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là NGỌC PHỈ THÚY xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng BẠCH NGỌC. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.

Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.Và ngày nay sự linh nghiệm của Tỳ Hưu vẫn hiện hữu trong nhân gian, vẫn mang lại nhiều may mắn về tài lộc, sức khỏe, công danh cho người sử dụng theo từng màu sắc của Tỳ Hưu. Đặc biệt là khi sử dụng đúng Tỳ Hưu thỉnh từ Bắc Kinh, được chế tác từ các loại ĐÁ QUÝ TỰ NHIÊN, kể cả Tỳ Hưu được chế tác từ NGỌC PHỈ THÚYquý hiếm (mà chỉ có Vua, Quan ngày xưa mới được sở hữu), Tỳ Hưu ĐỘC NGỌC,Tỳ Hưu BẠCH NGỌC đã được thông qua các thủ tục phong thủy cần thiết… Và được ngành chủ quản tại Bắc Kinh cấp phép lưu hành.

Lưu ý: Tỳ Hưu chính gốc từ Bắc Kinh từ thời nhà Minh đến hiện nay chỉ có 1 sừng. Thông tin Tỳ Hưu 1 sừng gọi là Tịch Tà (trừ tà) và 2 sừng gọi là Thiên Lộc (tài lộc) hoàn toàn không chính xác, là thông tin nhiễu. Tỳ Hưu 2 sừng là hình dáng đã được biến đổi qua quá trình điêu khắc và truyền miệng trong dân gian, không có tác dụng phong thủy như đã nói.

Nguồn sưu tầm


Tập tục giết gà cúng đêm Giao thừa là tốt hay không tốt?

Tập tục của người Việt Nam mình thường giết gà để cúng vào đêm Giao thừa. Nhưng theo sư thầy Thích Tịnh Giác, việc người Việt Nam mình hay có tập tục giết gà để cúng đêm Giao thừa. Tuy nhiên, đó không phải là tinh thần của đạo Phật, là việc không nên làm, không muốn nói là phạm tội sát sinh.

Cho nên, nếu muốn có một mùa xuân an lạc, hoan hỉ thì hãy tránh xa việc đổ máu và chết chóc.

Làm cơm cúng tất niên và giết gà để luộc, cúng đêm giao thừa vốn là tập tục có từ lâu và đã ăn sâu vào biết bao thế hệ người Việt. Đó cũng là một trong những nghi lễ không thể thiếu mỗi độ Xuân về.

Tuy nhiên, bên cạnh góc độ truyền thống thì ít ai biết rằng, việc giết gà cúng giao thừa lại là một việc làm không nên, nếu không muốn nói là phạm tội khi đứng trên góc độ tinh thần của đạo Phật và lương tâm của con người.

Luận bàn về điều này nhân dịp Xuân Ất Mùi sắp đến gần, nhằm giúp độc giả đón một cái Tết đầm ấm, yên vui theo đúng nghĩa, PV Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với Sư thầy Thích Tịnh Giác – Sư Trụ trì chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Nguồn gốc của đạo Phật là con đường ánh sáng để tu tập, để chuyển hóa nội tâm của con người. Còn cúng bái là thể nhập vào văn hóa của Đông Phương và Việt Nam. Thành ra vấn đề cúng bái không phải là gốc chính của đạo Phật mà gốc của đạo Phật là triết lý sống.

Phải sống làm sao mà cảm thấy có lợi cho đất nước, lợi cho quê hương, lợi cho chính mình và tiết kiệm, phù hợp với sự tiến hóa của con người.

Tôi thấy ngày 30 Tết, chúng ta hay có tập tục bắt con gà sống rồi cắt cổ, luộc lên để cúng ông bà. Thực ra đây là một việc làm không tốt. Trong một gia đình, nếu ông bà thấy một đứa cháu bị bệnh thì cả cái Tết đó không có mùa xuân, chỉ toàn là nỗi buồn và sự đau khổ.

“Vậy hà cớ gì mà chúng ta lấy một cái chết này để nuôi sự sống khác? Đó là không phải là tinh thần của đạo Phật. Làm như vậy là quý vị sẽ không có mùa xuân, thậm chí còn gây ra đau khổ.

Con chó, con gà dù là loài vật nhưng chúng cũng có cảm giác, có sự sống. Nếu chúng ta muốn có một mùa xuân an lạc, hoan hỉ thì nên tránh vấn đề đổ máu, sát sinh” – Sư thầy Tịnh Giác nói.

Cũng theo Sư thầy, đôi khi vì là tập tục nên khó bỏ, khó thay đổi trong ngày một, ngày hai. Cho nên nếu có bắt buộc phải làm thì cũng hãy tránh né vấn đề hành hạ súc vật, gây đau đớn cho chúng. Nếu có giết thì giết nhanh chóng, giết bằng công nghệ để con vật không phải chịu đau nhiều.

“Làm như vậy, sự bối rối trong tâm hồn con người cũng bớt đi. Một cái chết bằng tiêm thuốc độc, bằng xử bắn, chết thật nhanh thì cũng cảm thấy bớt đau đớn hơn so với cái chết tứ mã phanh thây, làm tổn thương cả người sống lẫn sinh vật đã chết” – Thầy Tịnh Giác chia sẻ.

Sư thầy cũng cho rằng, có nhiều gia đình theo phong tục, các cô con dâu trưởng sẽ phải dùng dao giết gà, sau đó luộc lên để cúng vào đêm Giao thừa.

“Nhưng với một cô gái chưa bao giờ biết cầm dao để giết một sinh vật mà vì phong tục, bắt họ phải cắt cổ gà, hành hạ con vật thì cô gái đó cũng không có một mùa xuân trọn vẹn.

Phong tục đó chúng ta cũng nên thay đổi cho uyển chuyển. Hoặc là chúng ta mua sẵn ngoài chợ, hoặc thay bằng những đồ ăn khác để tâm hồn chúng ta thanh thản hơn” – Sư thầy nói.

Để mọi người có một cái Tết đầm ấm, trọn vẹn hơn, thầy Tịnh Giác cho rằng hãy tránh sát sinh và chăm làm điều thiện. Hãy làm thế nào để có một cái Tết tiết kiệm kinh tế, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Làm sao để chúng ta không cảm thấy quá bức xúc, quá tiêu cực, để con cái không cảm thấy buồn,nhưng cũng không thể vì nhiều tiền, nhiều vật chất mà mới cảm thấy có mùa xuân.

Chúng ta hãy làm nên mùa xuân từ tâm hồn của chúng ta, chứ đừng đón một mùa xuân bằng sự đau thương, sự bất hạnh của những sinh linh khác” – Sư thầy Tịnh Giác chia sẻ.

Theo Duyên Duyên – Bằng Giang (Một Thế Giới)

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp

Theo Phong tục, Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng lễ tiển đưa ông Táo chầu Trời. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là Thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ.

Và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu, những việc mà Ông Táo “tai nghe mắt thấy”.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Lễ cúng tiển đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiển đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp – người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng.

Bởi thế nên, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiển đưa “Ông Táo “. Mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm “ngựa” (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời.

Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông… Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà Tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ), cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào tối ngày 22 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo quân.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, xôi, chè, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

VĂN KHẤN LỄ TIỂN ĐƯA ÔNG TÁO CHẦU TRỜI 23 THÁNG CHẠP ÂM LỊCH
(Cúng lễ vào tối 22 tháng Chạp âm lịch)

Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân.
Tín chủ con là: ……………………………………………Tuổi:………………….
Cùng toàn gia nam nữ đại tiểu đẳng.
Ngụ tại: …………………………………………………………………………………..

Nhân ngày 23 tháng Chạp Táo quân chầu trời, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn Thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân, giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI CUNG KHANG
ĐC: 68 Bàu cát 6, P.14, Q.Tân Bình, Tp.HCM
ĐT: 0903910344 - 0907651651 - MST: 0310481092